STARTUP ZONE: TÔN THẤT ANH DUY VỚI DỰ ÁN “THANHANLISH”: “TÔI MUỐN XƯNG DANH ĐỒNG ĐỘI MÌNH” 

“Tôi muốn xưng danh đồng đội mình” - một lý do thật đơn giản và đầy khao khát của một chàng thí sinh với đam mê khởi nghiệp và cũng là cựu quán quán cuộc thi Startup Zone 2017 với dự án “Thanhanlish”. “Thanhanlish” với mô hình homestay cho xã nghèo ở xã đảo Thạnh An - cái tên tuy lạ nhưng đầy mới mẻ này đã giúp Tôn Thất Anh Duy được xướng tên ở ngôi vị cao nhất của cuộc thi học thuật danh giá. Hãy theo chân CLB Nhân sự - Khởi nghiệp phỏng vấn xem liệu sau 2 năm chàng trai trẻ và đầy hoài bão này chia sẻ cảm nhận của bản thân như thế nào về dự án “tên lạ” cũng như chặng đường và kinh nghiệm quý báu ở cuộc thi STARTUP ZONE 2017. 


Hiện tại anh đang chạy dự án nào?

Hiện tại, anh không chạy dự án nào, trước đây tầm tháng 2/2019 anh đã hoàn thành dự án khởi nghiệp tham gia Startup Zone 2017.

Anh có ý định khởi nghiệp trong tương lai không?

Hiện tại thì anh chưa vì thời điểm này anh vẫn còn là sinh viên, thời điểm này mà khởi nghiệp thì cũng khó tạo được dấu ấn đáng kể trên thị trường vì chưa có kinh nghiệm.

Vậy anh có muốn lấy dự án thi SUZ để khởi nghiệp không? (Nếu có cơ hội)

Anh vẫn muốn nhưng dự án đó sẽ có sự thay đổi để phù hợp hơn, vì đây là dự án khởi nghiệp vì xã hội vì hướng tới mục tiêu rộng hơn, giúp ích cho cộng đồng hơn. Dự án homestay giúp ích cho các hộ gia đình ở Thạnh An. Mục tiêu lớn nhất của anh là giúp hộ dân ở đó có thể vận hành homestay ở đó. Tháng 2/2019 anh đã trao quyền vận hành cho các hộ dân ở đó.

Anh có thể chia sẻ rõ hơn về dự án của anh không?

Dự án của anh với mục tiêu giúp hộ dân nghèo ở Thạnh An xây dựng dịch vụ homestay. Có hai hoạt động lớn: Một là làm sao để truyền thông để cho khách du lịch biết đến nhà của họ; thứ hai là xây dựng dịch vụ (gồm hai mảng dịch vụ sẵn có của gia đình, ví dụ như họ đã bán hải sản, đặc sản ở đó, và công việc của anh là nghiên cứu kết hợp ra hoặc giúp họ mở homestay thì anh phải trao đổi, hướng dẫn họ quy trình tiếp khách như thế nào, lau dọn như thế nào, dùng các ứng dụng tiện ích hoặc định giá).

Dự án của anh đã từng thi cuộc thi SUZ

Đây là dự án anh đem để tham gia SUZ, và may mắn là dự án của anh đã có thể tiến sâu và gặp anh Nguyễn Thế Lợi (Chủ tịch Sài Gòn Thăng Long Group) là mentor cho anh.

Tác động lớn nhất khi tham gia SUZ:

Gặp được mentor, và giúp đỡ, cố vấn cho những khó khăn mà dự án anh đang gặp phải.

Có được cơ hội, tầm nhìn phát triển bản thân hơn (như suy nghĩ, các kỹ năng, kỹ năng thuyết trình). Sau đêm chung kết anh cảm thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều.

Anh cảm thấy điều gì khó khăn nhất khi khởi nghiệp chung và riêng

Cái khó thứ nhất là về thị trường, chúng ta buộc phải hiểu về thị trường và chúng ta phải “lăn” ra thị trường để nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Đặc biệt là giới trẻ khi chưa đủ thời gian và kinh nghiệm để có thể tiếp xúc, và hiểu các bản chất sâu bên trong và thiếu mentor.

Cái khó thứ hai, là mindset, đây là việc phải trải qua từ việc rèn luyện, hầu như không có trường đại học nào ở Việt Nam dạy, điều đó chỉ có qua việc rèn luyện.

Thứ ba là nhân sự, nhân sự không có kinh nghiệm, vì nhân sự có kinh nghiệm họ sẽ lựa chọn làm trong các tập đoàn. Điều đó đòi hỏi người lãnh đạo phải có tố chất để điều phối nhân sự.

Anh đã giải quyết khó khăn đó như thế nào?

Anh may mắn vì có mentor là anh Lợi (chuyên gia trong lĩnh vực Bất động sản). Anh Lợi đã tư vấn các hướng mở rộng, tiếp cận, mô hình dự án.

Thị trường là vấn đề khó khăn vì anh đã xuống tận nhà dân ở Thạnh An suốt 1 năm trời để tìm hiểu về cuộc sống cũng như nhu cầu thị trường để có thể mở được mô hình dự án. “Anh không tự nhận mình thành công, nhưng ít ra anh cũng hiểu được một phần nào đó ở thị trường Thạnh An”. Trải nghiệm của anh chính là được ở từng nhà người dân.

Vấn đề nhân sự, anh và cả team đã nhận được sự cố vấn của cựu CLB anh là thành viên, nên mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

Và điều khó khăn nhất đó chính là khoảng cách từ TPHCM đến Thạnh An, và anh dành hầu hết hai ngày cuối tuần để tìm kiếm thị trường.

Cảm nghĩ của anh về một mùa SUZ?

Anh sẽ dành cho SUZ ba tính từ:

+ Cạnh tranh: Vì ngay từ vòng 1 đã quá khốc liệt vì do số lượng là 3000 thí sinh tham dự. Từ các vòng sau thì các thí sinh pitching trực tiếp với các giám khảo và anh thấy được sự cạnh tranh khốc liệt thể hiện bằng các ánh mắt muốn được tỏa sáng cũng như chiến thắng của các bạn thí sinh.

+ Hào hứng: Qua SUZ các dự án lọt vào top 16, thì thời gian đó khiến cho các bạn thí sinh đều có thêm động lực, Các dự án thì quá tốt, ban giám khảo thì cực kì giỏi, anh cảm thấy rất phấn khích. 

+ Sự chuyên nghiệp: (Anh dành riêng cho ban tổ chức SUZ), vì tác phong các vòng, ban tổ chức thì take care các chi tiết nhỏ, điều phối sân khấu chuyên nghiệp.

Anh có muốn đóng góp ý kiến cho chương trình năm sau hay không?

Năm 2018, phần phản biện chung kết SUZ thì hơi ngắn, không kịch tính như năm 2017, vì anh kỳ vọng sự trình bày dài hơn đối với thí sinh vì phần trình bày tốt thì giám khảo mới có thể chọn lựa.

Khả năng thuyết trình của các thí sinh khá yếu. Nếu như có thể hãy mở thêm các buổi training thuyết trình.

Các buổi training kiến thức lý thuyết quá chung vì có hai loại thí sinh: Thứ nhất, mấy bạn biết mình thiếu cái đó; thứ hai là mấy bạn không ý thức được mấy bạn thiếu cái đó. Anh muốn có các buổi training tốt hơn cho các bạn chưa chuyên sâu và chuyên sâu.

Anh mong muốn sự chủ động hơn của các bạn thí sinh.

Anh và mentor của anh có mối quan hệ tốt không?

Chính anh Tín (mentor của anh) đã giúp anh hiểu rõ vấn đề của dự án hơn, “Anh Tín đã “tát” anh để anh có thể tỉnh hơn về ý tưởng và thực tế” - anh chia sẻ. Có một kỷ niệm khá vui là, ban giám khảo đã mời các bạn thí sinh cũng như ban tổ chức cùng ăn Pizza.

Anh tham gia SUZ với lý do gì?

“Anh muốn xưng danh đồng đội của mình”

Anh xây dựng quá trình dự án như thế nào?

Anh và team đã từng được đọc bài báo về “trải nghiệm 200k với hòn đảo biệt lập với sài gòn” và anh thấy thú vị với bài báo đó. Sau khi được trải nghiệm về nơi đó anh và cả team cảm thấy nơi đó có tiềm năng, và anh và cả team muốn được phát triển nơi đó.