BẠN CÓ ĐANG NHẦM LẪN GIỮA SỰ TÍCH CỰC VÀ TÍCH CỰC ĐỘC HẠI?

Sự tích cực độc hại (toxic positivity) dường như ngày càng phổ biến khi người trẻ vô tình sử dụng nó như vỏ bọc che giấu đi những cảm xúc của bản thân và lầm tưởng đó là lối sống tích cực mà người ta thường hướng đến. 

“Rồi sẽ ổn thôi mà.”, “Không có gì phải buồn cả.”… Đã bao lần bạn nghe được những câu nói đó từ mọi người xung quanh hay ngay từ chính bản thân mình? Giữa những thăng trầm, khó khăn của cuộc sống chúng ta luôn được chỉ dạy, nhắc nhở về bài học quý giá về sự lạc quan, tích cực. Nhưng liệu việc theo đuổi sự tích cực một cách mù quáng có giúp bạn thoát ra khỏi những vấn đề ấy hay bạn chỉ đang bỏ quên, phá hủy thế giới nội tâm của chính mình… 

Câu trả lời là có. Sự tích cực độc hại (toxic positivity) đến từ việc chúng ta luôn duy trì một thái độ “có vẻ” tích cực như đang vui vẻ, hạnh phúc để gạt bỏ đi những cảm xúc thật mà bản thân trải qua dù có đang trong tình cảnh khắc nghiệt thế nào. Chúng ta cũng từ đó mà cũng đeo cho mình một bộ mặt nạ luôn tỏ ra đang ổn, đang lạc quan để chống chọi với những khó khăn để rồi phá hủy dần bản thân về chính thể xác lẫn tinh thần. 

2. Sự khác nhau giữa sự tích cực và tích cực độc hại 

Sự tích cực lành mạnh (healthy positivity) mà chúng ta hướng đến chính là sự nhận thức, thừa nhận những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực mà mình có để từ đó có thể tìm cách giải quyết vấn đề, hướng đến sự lạc quan, hạnh phúc. Mặt khác, sự tích cực độc hại không những không thừa nhận những cảm xúc thường được xem là tiêu cực như buồn bã, tức giận mà còn cố gắng che giấu chúng.

Khi sự tích cực lành mạnh truyền những cảm hứng sống, hy vọng cho chúng ta thì tích cực độc hại lại đang cản trở, nó mang đến cho chúng ta sự sợ hãi, mặc cảm, xấu hổ vì chính những cảm xúc thật của bản thân.

Khi sự tích cực lành mạnh mang đến sức mạnh, sự đồng cảm dành cho chúng ta, thì tích cực độc hại lại đẩy chúng ta ra xa những mối quan hệ tốt đẹp bằng cách cũng mang đến sự tích cực độc hại đến người khác.

3. Liệu bạn có đang sống tích cực độc hại và vô tình “lan tỏa” đến cho mọi người xung quanh? 

Ai trong chúng ta cũng muốn mỗi ngày thức dậy sẽ sống tốt hơn ngày hôm qua, mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc, lạc quan cũng bởi thế mà người ta luôn theo đuổi lối sống tích cực. Nhưng chúng ta đâu biết đôi khi bản thân nhầm lẫn, lại trở nên tích cực thái quá dẫn đến tích cực độc hại. Sự tích cực độc hại thường có những biểu hiện sau đây:

Và đôi khi tưởng chừng như đang giúp đỡ người khác chúng ta lại đang mang sự tích cực độc hại cho họ:

4. Khi sống tích cực cũng là một nghệ thuật 

Có bao giờ bạn nghĩ sống tích cực cũng là một nghệ thuật? Trong cuộc sống của chúng ta dĩ nhiên tích cực là một điều tốt nhưng không phải ai cũng biết như thế nào mới là tích cực thật sự. Đâu phải tích cực là chúng ta cứ gồng mình chịu đựng, lẩn tránh những cảm xúc thật thì có thể vượt qua, giải quyết mọi vấn đề.

Con người chúng ta từ khi sinh ra đã mang nhiều khung bậc cảm xúc và mỗi cảm xúc ấy đều có ý nghĩa riêng của nó, kể cả nỗi buồn hay là sự tức giận. Những cảm xúc được coi là dư thừa hay tiêu cực ấy hoàn toàn quan trọng trong việc hình thành những giá trị, trải nghiệm của con người. Vì vậy, thay vì luôn mang trên mình một bộ mặt tích cực thì hãy sống thật với bản thân, cho mình cơ hội để bộc lộ những cảm xúc từ đó mang về những trải nghiệm, cái nhìn đúng đắn về sự việc. Ngoài ra, hãy tìm cho mình những người mà bạn tin tưởng nhất, kể cho họ nghe về những khó khăn của bạn rồi cùng nhau tìm cách giải quyết các vấn đề.

Cũng như đối với nỗi buồn của những người xung quanh, thay vì những câu nói sáo rỗng như: “Vui lên đi”, “Có gì đâu mà buồn” sao bạn không thử mở lòng mình hơn, thực sự lắng nghe câu chuyện của họ, cùng nhau chia sẻ. Hãy cho họ biết rằng những cảm xúc họ đang có là hoàn toàn bình thường và con người ta đều có quyền thể hiện chúng. Chính sự đồng cảm và thấu hiểu mà mang con người chúng ta lại gần với nhau hơn, cũng từ đó mở ra những mối quan hệ tốt đẹp đáng trân trọng.

Kết

Giữa cuộc sống muôn màu, chúng ta sẽ phải trải qua biết bao nhiêu chuyện vui buồn khác nhau, nhưng bạn ơi hãy luôn tôn trọng những cảm xúc và nhìn nhận chúng thật đúng đắn để không làm tổn thương chính bản thân và mọi người xung quanh nhé!

Nguồn tham khảo: NE, “Sự tích cực độc hại: Khi những lời quan tâm, động viên đang kéo chúng ta vào sâu hơn trong tiêu cực”, Pháp luật và bạn đọc.

Hương Giang