5 KĨ NĂNG BẠN CẦN CÓ ĐỂ KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG

Khởi nghiệp luôn là con đường gian nan, khó khăn. Nhiều người đã vội vàng khởi nghiệp và thất bại khi không trang bị cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết. Do đó, để hành trình khởi nghiệp được suôn sẻ hơn, có 5 kỹ năng cơ bản mà ta cần trang bị cho bản thân mình.   

Khởi nghiệp, nghĩa là bạn gần như tự mình quản lý, vận hành tất cả những khía cạnh trong dự án, do đó, kĩ năng tự nghiên cứu ắt hẳn là không thể thiếu. Hãy bắt đầu bằng việc học tập từ các dự án của người đi trước, đồng thời, không ngừng tìm kiếm một người thầy, một người cố vấn để cho bạn những lời khuyên hữu ích khi  đứng trước vô vàn lựa chọn. Và tất nhiên, nếu đủ điều kiện, thì việc tham gia các lớp kỹ năng và các khoá học ngắn hạn là điều bạn không nên bỏ lỡ.

2. Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý rủi ro 

Bắt đầu kinh doanh, đồng nghĩa với việc bạn cần chuẩn bị sẵn sàng một kế hoạch chi tiết, từ những việc cần làm, tiến trình công việc đến cả đích đến của doanh nghiệp trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Để có được điều này, đòi hỏi bạn phải có một mục tiêu cụ thể trong năm đầu tiên và nhiều năm sau. Có một mục tiêu rõ ràng và một kế hoạch cụ thể như việc bạn có được một tấm bản đồ. Có “bản đồ” không có nghĩa là bạn sẽ đi đến đích, nhưng ít nhất chúng giúp bạn chắc chắn rằng mình sẽ không lạc đường. Vậy nên, nếu ngay từ lúc này bạn đang lên ý tưởng khởi nghiệp, hãy chuẩn bị luôn cho mình cả kỹ năng lập kế hoạch luôn nhé!

Và bên cạnh đó, việc dự tính các rủi ro là điều rất cần thiết khi chuẩn bị khởi nghiệp. Thế giới quanh ta luôn thay đổi từng ngày từng giờ, nên những đổi mới đến từ hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá, hay sự cạnh tranh đến từ những dự án cùng lĩnh vực là điều khó tránh khỏi. Bạn cần dự tính nhiều nhất những rủi ro có thể xảy ra để tránh những thất bại không đáng có.

3. Kỹ năng quản lý tài chính 

Khởi nghiệp khi còn là sinh viên thì tài chính và các mối quan hệ là những trở ngại lớn nhất mà ắt hẳn bất kì Startup-er nào cũng gặp phải. Do đó, việc tự trang bị cho mình kỹ năng quản lý tài chính là rất cần thiết.

Doanh nhân nổi tiếng Doug Erwin, Phó chủ tịch Cơ quan Phát triển Kinh tế của miền Tây Nevada, khuyên rằng: “Bạn cần hiểu cách hoạt động của dòng tiền, hiểu các công cụ tài chính như báo cáo thu nhập, báo cáo tài chính và cách thức chúng được dùng để vận hành doanh nghiệp. Có rất nhiều công ty trung bình không hiểu cách thức tăng trưởng vốn hoạt động, vì vậy cần hiểu rõ về công cụ tài chính nào có thể giúp bạn phát triển công ty.” 

4. Kỹ năng networking 

Như vừa đề cập trên, các mối quan hệ cũng là một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp non trẻ thường gặp phải. 

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở định mức “có qua có lại”, mà networking thật sự, là điều đòi hỏi người ta phải xây dựng các mối quan hệ một cách chân thành, cởi mở. Và một mạng lưới mối quan hệ tốt, cũng không chỉ dừng ở mối quan hệ hợp tác bên ngoài tổ chức, mà phải ngay cả trong đội ngũ nhân sự của chính dự án startup đó. Và thông qua networking, bạn có thể tìm kiếm được những người đồng hành thông minh, nhiệt huyết mà không tốn nhiều chi phí và thời gian đó.

5. Kỹ năng xây dựng thương hiệu 

Theo một thống kê cho biết, có hơn 3000 dự án Startup tại Việt Nam vào thời điểm năm 2017, đứng thứ 3 trong toàn Đông Nam Á. Đây ắt hẳn là một con số không nhỏ đối với một đất nước hơn 95 triệu dân như Việt Nam. Nhưng đồng thời, con số này cũng chỉ ra cho bạn một thử thách mà bạn phải đối mặt ngay từ những bước đầu Startup, đó là “giữa vô vàn các dự án khởi nghiệp ấy, bạn làm sao để tạo ấn tượng riêng biệt, hay sự thu hút mạnh mẽ với cả khách hàng cũng như nhà đầu tư?”. 

Do đó, như quy trình không thể thiếu, bao gồm: tên thương hiệu, giá trị dự án bạn mang lại,, thông điệp từ công ty, khoản đầu tư vào logo, gia tăng độ nhận diện, duy trì độ nhận diện thương hiệu qua các hoạt động marketing và quảng cáo là điều rất bạn cần chú ý xây dựng, phát triển.

Mọi ước mơ dù xa vời đến mấy cũng sẽ trở nên thực tế nếu bạn trang bị cho mình đủ kinh nghiệm cần thiết cùng với một sự tự tin nhất định. Khởi nghiệp cũng thế. Năm kỹ năng nêu trên sẽ là những chiếc chìa khóa đầu tiên, là bước đệm giúp bạn hoàn thiện bản thân và đến gần hơn với giấc mơ khởi nghiệp tưởng chừng rất xa vời. 

Tổng hợp: Mỹ Quỳnh