3 MÔ HÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ GIÚP DOANH NGHIỆP TỐI ƯU HÓA NGUỒN LỰC 

Có thể bạn chưa biết: “Cứ 100 doanh nghiệp hoặc công ty trên thế giới lâm vào tình cảnh phá sản thì có đến 85% trong số đó do chính sách quản lý của người đứng đầu mà ra”. – Rand, Công ty tư vấn nổi tiếng thế giới. Câu nói cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào nhân sự và xây dựng một môi trường làm việc tốt. 


Khi nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp cần ngày càng nhiều nhân lực chất lượng để phục vụ công việc. Vì vậy, nhà tuyển dụng cần có kế hoạch phù hợp từ việc chọn lựa nhân viên đến việc đào tạo, đánh giá và phát triển để đáp ứng yêu cầu của công việc. Hãy cùng CLB Nhân sự - Khởi nghiệp chúng mình theo dõi 3 mô hình xây dựng chiến lược quản lý nhân sự phổ biến và hiệu quả hiện nay nhé!


I. Chiến lược quản lý nhân sự là gì? 

Chiến lược quản lý nhân sự là kế hoạch tổng thể và các hướng đi mà một tổ chức đề ra để quản lý và phát triển nhân sự của mình. Để quản lý nhân sự hiệu quả, nguồn nhân lực phải đóng vai trò quan trọng như một đối tác chiến lược khi các chính sách của công ty được tạo ra và thực hiện. 


Việc quản trị nhân sự là điều vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp, góp phần giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường, ổn định và phát triển. Nó như sợi dây gắn kết, luôn đảm bảo có đầy đủ số lượng nhân sự chất lượng để đáp ứng được quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.


II. 3 mô hình xây dựng chiến lược quản lý nhân sự

1. Mô hình Harvard: 

Mô hình Harvard được nghiên cứu bởi Michael Beer và nhóm chuyên gia trường Đại học Harvard – Mỹ. Mô hình này chú trọng vào mối quan hệ giữa người với người, từ các thành viên trong công ty cho tới các nhà đầu tư và cổ đông. Việc tương tác giữa mọi người đóng vai trò quan trọng để tạo ra một môi trường làm việc năng động và hiệu quả.


Người lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong tổ chức. Họ phải là tấm gương cho nhân viên học hỏi và làm theo. Để xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên, việc giao tiếp thường xuyên là rất cần thiết để hiểu rõ hơn về các vấn đề và tạo sự gần gũi.


Theo mô hình Harvard, nhân viên không chỉ làm việc vì tiền lương, mà còn bị ảnh hưởng bởi chế độ làm việc và sự thay đổi nhân sự. Vì thế, để động viên nhân viên, người lãnh đạo cần phải thúc đẩy tinh thần bằng cách không chỉ tăng lương mà còn cung cấp động lực bằng các yếu tố tinh thần như khuyến khích, đào tạo, xây dựng môi trường làm việc tốt và định hướng tương lai.



5 thành phần chính trong mô hình quản lý nhân sự Harvard:







Commitment (Cam kết): Có những phương pháp phổ biến, giải thích và giúp người lao động hiểu được tính hiệu quả của chính sách nhân sự.


Congruence (Công bằng): Thể hiện sự công bằng về mặt cơ hội và quyền lợi của người lao động trong tổ chức


Competence (Năng lực): Đánh giá đúng năng lực nhân sự giúp người quản lý sắp xếp, bố trí lao động đúng người đúng việc 


Cost effectiveness (Hiệu quả): Tối ưu hiệu quả chi phí giúp người quản lý chủ động trong chiến lược nhân sự.






2. Mô hình Michigan: 

Mô hình quản trị nhân lực Michigan là một hệ thống quản lý được tạo ra tại Đại học Michigan (Hoa Kỳ) vào những năm đầu thập niên 1980. Hệ thống này tập trung vào việc áp dụng các chiến lược để hướng tới nhân viên và mục tiêu của tổ chức. Chu trình quản lý nguồn nhân lực thường tập trung vào việc tuyển chọn, đánh giá, phát triển và động viên nhân viên để nâng cao hiệu suất của tổ chức.


Mô hình Michigan bao gồm bốn quy trình quan trọng như sau:


Điều đặc biệt của mô hình này là lấy hiệu quả công việc làm thức đo, tập trung khai thác sự gắn kết giữa các hoạt động nhân sự với cấu trúc, sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược kinh doanh của tổ chức.






3. Thuyết Z: 

Mô hình quản trị nhân lực của Nhật Bản còn được biết đến với tên gọi thuyết Z được viết bởi Willian Ouchi được phổ biến khắp thế giới vào thời kỳ bùng nổ kinh tế của các nước châu Á thập niên 1980. Theo lý thuyết Z, các tổ chức lớn phức tạp được xem như một hệ thống con người và hiệu quả của chúng phụ thuộc vào chất lượng của chủ nghĩa nhân văn được áp dụng. Một tổ chức loại Z có ba đặc điểm chính là sự tin tưởng, sự tinh tế và sự thân mật.


Sự tin tưởng giữa các thành viên trong tổ chức làm giảm xung đột và thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm. Sự tinh tế đòi hỏi sự quan tâm và nhạy cảm đối với người khác, mang lại năng suất cao hơn. Sự thân mật bao gồm sự quan tâm, hỗ trợ và sự kỷ luật không ích kỷ.


Theo Lý thuyết Z, mỗi người đều có tiềm năng được công nhận và cần phải được khuyến khích phát triển và sử dụng qua việc mở rộng công việc, lập kế hoạch nghề nghiệp, đào tạo, và các nỗ lực khác. Vì vậy, thuyết Z là một hệ thống quản lý kết hợp các ưu điểm của quản lý Mỹ (tự do cá nhân, chấp nhận rủi ro, ra quyết định nhanh,...) và quản lý Nhật Bản (bảo đảm công việc, ra quyết định nhóm, gắn kết xã hội, quan tâm toàn diện cho nhân viên,...) để đảm bảo tối đa hiệu quả và động lực cho nhân viên.




Lời kết: 


Nhân sự là tài sản quý giá nhất của một tổ chức, và quản trị nhân sự là chìa khóa để duy trì và phát triển tài sản đó. Mỗi loại quản trị nhân sự đều có những lợi ích và hạn chế riêng của nó. Tuy nhiên, sự thành công trong việc quản trị nhân sự phụ thuộc vào khả năng lựa chọn và áp dụng một cách đúng đắn và phù hợp với điều kiện thực tế.


Mong rằng qua bài viết trên CLB Nhân sự - Khởi nghiệp đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về những mô hình quản lý nhân sự hiện đại và giúp những doanh nghiệp sẽ xác định được hướng quản trị đúng đắn để phát triển hơn trong tương lai.


Sưu tầm: Bảo Hân