NOTIFICATION FATIGUE

KHI THẾ GIỚI ĐẮM CHÌM VÀO NHỮNG TIẾNG CHUÔNG

Khi bội thực thông báo (notification fatigue) xuất hiện, đồng nghĩa với việc, thông báo đẩy đang dần trở nên phản tác dụng...

Đừng để bản thân cảm thấy “khó thở” trong chính những loạt tin nhắn, những tin cập nhật từ các ứng dụng mạng xã hội khác nhau. Nếu bạn đang loay hoay trong việc tìm kiếm câu trả lời cho riêng mình, ngay bây giờ, hãy đọc hết bài viết này, vì biết đâu CLB Nhân sự - Khởi nghiệp sẽ giúp bạn đưa ra được những giải pháp đấy!?

1. Bội thực thông báo (notification fatigue) là gì?

Chúng ta, với tâm lý không muốn bỏ lỡ, thường chọn cách nhận rất nhiều thông báo, nhắc nhở. Từ đó, những thanh tiêu đề ngập tràn thông báo từ các ứng dụng khác nhau lần lượt xuất hiện. Ban đầu, ta thường kiểm tra tức thì mỗi khi nhận được thông báo. Nhưng về lâu dần, ta có xu hướng bỏ qua hoặc phớt lờ chúng vì cho rằng chúng không quan trọng. Đây là cảm giác quá tải, áp lực, khó chịu khi nhìn thấy những thông báo đẩy - những bản xem trước được hiển thị trên màn hình một cách liên tục.

2. Làm thế nào để nhận ra rằng chính mình cũng đang chịu ảnh hưởng bởi bội thực thông báo?

Nếu bạn đã từng…


Rất có khả năng, bạn đang chịu thứ áp lực vô hình đến từ bội thực thông báo. Đây chính là lúc mà những thông báo đẩy bắt đầu trở nên phản tác dụng đối với chính bạn. Từ đó, ta luôn nảy sinh một câu hỏi lớn đó chính là “Làm thế nào để kiểm soát được những thông báo?”

3. Notification fatigue ảnh hưởng đến chúng ta thế nào?

Giả sử bạn đang tập trung lắng nghe bài giảng, nhưng những tiếng chuông thông báo không ngừng vang lên khiến bạn phân tâm. Khi đang học online, những thông báo đẩy hiện trên màn hình cũng gây khó khăn cho bạn nếu bạn đang chụp màn hình những nội dung quan trọng, che mất một phần trang trình bày của thầy cô. Bạn thấy đó, mức độ tập trung của bạn lúc này sẽ giảm sút một cách đáng kể vì bị thông báo chi phối.


Khi phải nhìn thấy thông báo quá nhiều nhưng không ít trong số chúng đều không quan trọng (hoặc chỉ là báo động giả), ta mất dần sự nhạy cảm khi nhận được thông báo. Từ đó ta thường chọn cách bỏ qua những tín hiệu này hoặc không còn giữ thói quen kiểm tra email định kỳ. Ta cũng vô tình bỏ lỡ nhiều thông báo quan trọng, có thể ảnh hướng lớn đến công việc và học tập. Ví dụ thông báo về lịch kiểm tra hay công bố điểm, nếu ta cũng chọn cách phớt lờ thì rất có thể sẽ làm mất cơ hội của mình, ảnh hưởng đến kết quả học tập.

4. Làm thế nào để hạn chế Notification fatigue?

Nếu thông báo đẩy ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của chúng ta, thậm chí gây nhiễu thì vẫn có không ít cách để hạn chế từ cả khía cạnh khách quan lẫn chủ quan sau đây:



Thông thường, các thông báo đến từ các ứng dụng mua sắm sẽ giới thiệu về sản phẩm mới hoặc các chương trình giảm giá. Còn đối với các ứng dụng giải trí thì sẽ cập nhật những trạng thái mới của trò chơi hay đề xuất những video xu hướng. Tuy nhiên, chúng ta không phải lúc nào cũng dành thời gian cho việc mua sắm, giải trí. Hay nói cách khác, chúng ta thường sẽ tự tìm đến những ứng dụng này vào khoảng thời gian nhất định.


Thay vì để những thông báo đẩy xuất hiện, ta có thể chủ động hơn bằng cách tắt thông báo cho các ứng dụng và xem mục thông báo trong các ứng dụng này mỗi khi truy cập. Bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết bằng cách này mà không lo chúng sẽ làm phiền bạn trong những khoảng thời gian cho mục đích công việc khác.



Sẽ thế nào nếu những lời mời kết bạn, những bình luận, tương tác trên mạng xã hội liên tục được thông báo đến chúng ta ngay cả khi đang ở trường và đang tập trung nghe giảng hay làm bài tập? Điều này sẽ giúp ta đảm bảo được sự tập trung của chính mình khi không còn bị màn hình hiển thị thông báo hay tiếng chuông điện thoại gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng, bởi khi cài đặt chế độ này có thể làm cho chúng ta bỏ lỡ những cuộc gọi quan trọng.



Việc cung cấp những thông tin cá nhân sẽ tạo cơ hội cho những tin nhắn rác, Spam Email, Junk Email đến với chúng ta một cách không mong muốn. Vì vậy, hãy cung cấp thông tin cá nhân nếu thật sự cần thiết. Cân nhắc khi đăng ký nhận thông tin cập nhật dịch vụ mới và chỉ đăng ký những dịch vụ này khi nó góp phần vào công việc, cuộc sống của chúng ta.



Ta nên hạn chế việc để thông báo dồn lại một cách mất kiểm soát bằng cách chọn những khoảng thời gian trong ngày để kiểm tra thông báo, email cá nhân,… Việc này vừa giúp ta chắt lọc được những thông báo cần thiết vừa giúp chúng ta kiểm soát được lượng thông báo đến trong mỗi khung giờ nhất định.

Kết

Bạn ơi, dù mệt mỏi và áp lực là thế. Nhưng chúng ta vẫn không thể quên đi được tính quan trọng của thông báo đẩy trong việc nhắc nhở lịch trình hằng ngày mà đúng không? Vậy cớ sao ta không biến cơn “bội thực” thành một “bữa ăn ngon” bạn nhỉ? Cùng thực hiện các bước trên để nhận thông báo một cách có chọn lọc hơn nhé! 

Phương Linh