"VIDEO CV" - LÀN GIÓ MỚI TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Video CV là một hình thức ứng tuyển đầy ấn tượng nhưng chưa thực sự phổ biến. Ứng viên sẽ tạo một Video CV với: hình ảnh bản thân, âm thanh, đoạn văn, các chuyển động, biểu cảm,… Nó thường được xem như option nộp thêm với CV truyền thống và thư xin việc. Tính sáng tạo, cuốn hút của hình thức này sẽ là điểm cộng rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng. 


Bạn đã sẵn sàng để tạo nên một "Tôi thật khác, đầy tự tin và mới mẻ" chưa? Hãy cùng CLB Nhân sự - Khởi nghiệp khám phá về những điều sau: Lợi ích mà Video CV đem lại? Bố cục một Video CV? Điều gì tạo nên Video CV thành công? Dành cho đối tượng nào? Và những điều cần tránh khi làm Video CV?

1. Lợi ích của một Video CV: 

Video cho phép ứng viên truyền tải bản thân theo sự sáng tạo cá nhân, không bị gò bó trong một phạm vi nào. Thay vì phải xem xét hàng ngàn hồ sơ rập khuôn một cách nhàm chán, Video CV truyền tải thông tin qua hình ảnh, âm thanh, cảm xúc,… sẽ làm cho nhà tuyển dụng hứng thú với ứng viên hơn.


Video CV mang đến sự sáng tạo, độc đáo khiến nhà tuyển dụng không thể “ngó lơ”. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhìn thấy Video ứng tuyển của bạn giữa hàng nghìn bản CV truyền thống.


Trước khi “ra mắt” với nhà tuyển dụng, ứng viên có nhiều thời gian lên ý tưởng, lên kịch bản để có thể thành công “khoe” những gì mình có. Và tất nhiên với sự chuẩn bị kỹ càng đó, ứng viên có thể kiểm soát được những sai sót diễn đạt dụng ý xảy ra khi nói và chỉnh sửa lại một cách chỉn chu nhất cho buổi phỏng vấn 1-1.

2. Bố cục nội dung cần có trên một Video CV 

3. 6 mẹo giúp tạo nên một Video CV thành công: 

Ăn mặc lịch sự như đi phỏng vấn, ăn nói tế nhị không dùng ngôn từ gây khó chịu, thể hiện bạn là người có thái độ chuyên nghiệp và nghiêm túc với công việc.


Đảm bảo rằng bạn phải truyền tải mạch lạc và trôi chảy cho toàn bộ câu chuyện mà bạn sắp trình bày. Những điểm mạnh của bản thân liên quan đến vị trí ứng tuyển không có trong CV truyền thống mà bạn không đủ để thể hiện. Hãy nghĩ video như một “lời chào hàng” để công ty biết lý do tại sao nên thuê bạn.


Hãy xem xét ai sẽ xem video của bạn và điều chỉnh dựa trên đối tượng đó. Một video chuẩn bị cho vị trí tại công ty quảng cáo có thể khác với một video chuẩn bị cho một ty tài chính.


Sử dụng hình ảnh minh họa cho những gì bạn đang nói là một lựa chọn tối ưu, nó có thể thể hiện kỹ năng của bạn. Ví dụ, bạn có kiến thức về ẩm thực và cho họ thấy những bài bạn đã viết kèm lượt tương tác tốt.


Video nên khoảng từ 30 đến 90 giây. Hãy đưa những gì thực sự cần thiết vào nội dung sao cho ngắn gọn, súc tích và hấp dẫn.


Nhận ý kiến phản hồi từ mọi người là một bước quan trọng. Hãy nhờ một vài người xem video và  từ đó có thể điều chỉnh nó phù hợp trước khi đưa nó lên web hoặc đến tay các nhà tuyển dụng. 

4. Đối tượng nào nên sử dụng Video CV: 

Video CV dành cho tất cả mọi người nhưng đối với một số lĩnh vực, đặc biệt liên quan đến nghe nhìn, sẽ giúp nêu bật các kỹ năng của người tìm việc.


Có những ngành nên tạo Video CV như diễn viên, giảng viên đại học, nhân viên SEO, thiết kế đồ họa, nhân viên chăm sóc khách hàng… Đối với những người có công việc phải gặp gỡ đối tác thường xuyên hay liên quan đến khách hàng tiềm năng, một Video CV sẽ rất lợi thế.

Lưu ý rằng cũng như mọi thứ khác trên Internet, khi video của bạn được tải lên, bạn không thể kiểm soát nó được chia sẻ như thế nào.


Tương tự, một số nhà tuyển dụng sẽ không xem video loại này, vì họ lo ngại những đòi hỏi phân biệt trong quá trình tuyển dụng. Mặc dù Video CV có thể là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý, nhưng hãy cân nhắc cẩn thận trước khi làm để đảm bảo rằng video phù hợp.

5. Những điều không nên có trong Video CV: 

Những gì thể hiện trong bản CV truyền thống được đem lên và không mang chút sự sáng tạo hoặc chỉ nói lại sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy hụt hẫng và nhàm chán.


Việc sử dụng ngôn ngữ quá dài dòng, diễn đạt không rõ ràng, thiếu hiệu quả sẽ khiến bạn thiếu khả năng. Bên cạnh đó, có quá nhiều từ “à”, “vâng” sẽ cho thấy bạn vẫn chưa tự tin khi trình bày và chưa sẵn sàng cho công việc sắp tới.


Hình ảnh, màu sắc background quá rực rỡ gây tương phản khiến người xem thấy khó chịu hay quá nhạt nhòa làm nhà tuyển dụng cảm thấy không kích thích và thoải mái. 


Sẽ gây nhàm chán cho nhà tuyển dụng, đôi khi còn làm họ khó chịu vì quá nhiều thứ trong một CV video. Và nó không đi vào mục tiêu cụ thể cho thấy khả năng của bạn trong công việc này. Hãy nhớ thời lượng tiêu chuẩn cho một video CV là khoảng 2-3 phút.

Kết

“Video CV” một làn gió mới trong cách thức ứng tuyển của thời đại công nghệ ngày nay. Với những lợi thế của mình, nó sẽ giúp bạn giới thiệu những điều tốt nhất của bản thân đến nhà tuyển dụng, cũng như giá trị của bạn sẽ được khẳng định khi được làm việc tại công ty của họ. Vì vậy, hãy sáng tạo và thể hiện cái “chất”  khi tạo ra video CV của riêng bạn. 

Minh Tân